Số 36, ngõ 41 (Ngõ 120 Trường Chinh) Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
0987 106 809
lacvietaudio@gmail.com

Khám phá cách thi công, lắp đặt loa âm trần hiệu quả nhất

Tóm lược về lắp đặt loa âm trần

Khi bạn đã tìm hiểu đến cách lắp đặt loa âm trần, hẳn bạn đã có kiến thức về loa âm trần và hệ thống loa âm trần. Còn nếu các bạn chưa biết thì xin tóm lược lại một cách ngắn gọn như sau:

Loa âm trần hay gọi là loa ốp trần hay gắn trần, là loại loa truyền tải âm thanh nhỏ gọn và tiện dụng, không chiếm diện tích không gian của bạn mà vẫn đảm bảo được việc truyền tải âm thanh tới người nghe

Thiết kế hệ thống loa âm trần là bước tính toán để đưa ra được một bản thiết kế phù hợp nhất với không gian của bạn, chi phí bạn muốn bỏ ra các điều kiện của không gian đó.

Lắp đặt loa âm trần là công đoạn cuối cùng để có một hệ thống âm thanh

Sau 2 bước trên, ta sẽ đi tới công đoạn lắp đặt loa âm trần là bước cuối để ta có một hệ thống âm thanh phục vụ không gian âm thanh của bạn. Cách lắp đặt loa không quá cầu kì, tuy nhiên chúng ta cần tuân thủ đúng các bước tiến hành để quá trình này được diễn ra thuận lợi nhất.

Lý do cần tìm hiểu kỹ lưỡng cách lắp đặt loa âm trần

Là khâu cuối cùng để có được một hệ thống âm thanh hoàn hảo. Nếu bạn không làm tốt khâu này thì công sức bạn tìm hiểu và thiết kế hệ thống coi như đổ sông đổ biển.

Lap-dat-loa-am-tran-nhu-bat-dau-chinh-thuc-xay-nha
Lắp đặt loa âm trần như bắt đầu chính thức xây nhà

Chọn được phương án thi công, lắp đặt loa âm trần tiết kiệm nhất

Như chúng ta đã tìm hiểu và đưa ra được các phương án thiết kế hệ thống loa âm trần cho không gian của mình ở bài trước và đến lúc này chỉ việc chọn ra phương án phù hợp nhất. Bạn cần cân đối, tính toán thực tế luôn chi phí cho các phương án có thể để chọn ra cái tốt nhất.

chon-phuong-an-thiet-ke-tiet-kiem-va-hieu-qua-nhat
chọn phương án thiết kế tiết kiệm và hiệu quả nhất

Như ví dụ ở bản thiết kế trên đã được chọn thi công cho một không gian nhà hàng có diện tích 860m2 tuy ban đầu có 2 thiết kế đã hoạch tóan như dưới bảng:

Hoạch toán chi phí  2 phương án thiết kế thi công 
Hoạch toán chi phí  2 phương án thiết kế thi công

Vì vậy phương án 1 đã được chọn vì chi phí rẻ hơn.

Để thời gian thi công, lắp đặt loa âm trần nhanh nhất

Thông thường, khi các bạn cần lắp đặt loa âm trần sẽ có đội ngũ của nhà cung cấp các thiết bị tới lắp đặt sẵn cho bạn. Bạn tìm hiểu kỹ các bước trong quy trình lắp đặt loa âm trần thì bạn có thể:

  • Dọn dẹp trước trần gắn dây loa thì lúc thi công những người lắp đặt sẽ không tốn công này
  • Kiểm tra chắc chắn an toàn của hê thống điện trên trần và trong cả không gian để tráng xảy ra nguy hiểm cho người thi công và cũng là an toàn cho hệ thống loa và chính bạn sau khi lắp hệ thống âm thanh
  • Mua các công cụ, thiết bị cần thiết nếu muốn tự lắp đặt.
  • Sắp xếp ấn định thời gian với bên thi công hoặc thời gian mình thi công để không bị lỡ kế hoạch
Thoi-gian-lap-dat-loa-am-tran-se-nhanh-hon-khi-khong-gian-lap-dat-da-san-sang
Thời gian lắp đặt loa âm trần sẽ nhanh hơn khi không gian lắp đặt đã sẵn sàng

Khi bạn đã sắp xếp mọi thứ sẵn sàng, bạn bắt tay vào làm sẽ nhanh hơn nhiều.

Để hệ thống thi công loa âm trần được an toàn và bền chắc theo thời gian

Chúng ta sẽ tính toán trước những phương án với điều kiến không gian của mình. Ví dụ nếu bạn có một không gian cao, trần rộng và thoải mái để thi công và các thiết bị khác cùng lắp trên trần như điều hòa hay hệ thống điện đã được cố định và sắp xếp gọn gàng thì đó là điều kiện lý tưởng .

Nhưng trong trường hợp trần nhà bạn thấp và bạn muốn lắp trên nhiều tầng thì bạn có thể tính đi dây loa ra ngoài để lên tầng trên. Mua các dụng cụ bảo vệ dây (để đi dây ngoài tường) bạn có thể tự chuẩn bị trước hoặc trao đổi để đội thi công loa trần chuẩn bị giúp bạn. Vì bình thường nếu bạn không đề xuất thì người ta sẽ không chuẩn bị những công cụ đó. Để dây loa âm trần bên ngoài không che chắn chắc chắn sẽ nhanh bị hỏng và hệ thống của bạn vì vậy mà ảnh hưởng theo.

Biet-cach-lap-dat-de-qua-trinh-thi-cong-loa-am-tran-se-am-toan-va-ben-lau
Biết cách lắp đặt để quá trình thi công loa âm trần sẽ am toàn và bền lâu

Hệ thống các dây điện, các đường dây khác trên trần cần được tách biệt và đảm bảo an toàn điện trên trần của nhà bạn. Tránh các trường hợp dây điện bị chuột cắn hoặc hư hỏng trước hay sau khi lắp đặt hê thống loa.

Chuẩn bị đầy đủ trước khi đi vào lắp đặt hệ thống âm thanh

Trong trường hợp bạn đã thuê một bên thi công thì họ sẽ chuẩn bị các thiết bị và dụng cụ. Nhưng nếu không gian của bạn chỉ nhỏ và bạn quyết định tự lắp đặt thì bạn phải tự đi mua tấ cả về và lắp lấy. Cách lắp loa âm trần là làm thủ công và yêu cầu tính kỹ thuật không quá cao nên bạn cũng không cần lo nhiều nếu tự thi công.

Các công cụ và thiết bị thường có gồm :

– Trong hệ thống âm thanh

+ Loa âm trần: Số lượng theo thiết kế đã chọn

+ Amply theo thiết kế

+ Dây loa (tùy theo thiết kế nhưng nên mua dư )

+ Giắc 3.5 (giắc kết nối âm thanh đầu vào)

– Dụng cụ lắp đặt

+ Khuôn loa

+ Bút vẽ (Vạch đánh dấu vị trí cắt)

+ Dao nhọn hoặc cưa (dùng để đánh dấu và cắt mặt trần thạch cao)

+ Tua vít ( Có nững loại lao cần tua vit để cố định)

+ Kìm cắt (Cắt xương của trần thạch cao nếu cần)

+ Kéo ( Tách và nối dây loa)

+ Băng dính điện

+ Thang nhôm chữ A

Chuan-bi-day-du-cac-dieu-kien-de-viec-lap-dat-loa-dien-ra-suon-se
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để việc lắp đặt loa diễn ra suôn sẻ

Trong trường hợp bạn tự lắp đặt thì cần đi mua dụng cụ và các thiết bị hết cả trước khi lắp đặt, chuẩn bị sẵn để tránh việc chạy đi chạy lại nhiều lần. Đang thi công thì thiếu dây hay đang lắp thì thiếu dụng cụ.

Quy trình và cách lắp đặt loa âm trần

Quy trình và cách lắp đặt loa âm trần không quá phức tạp. Sẽ có 5 bước chính để hoàn thanh xong một hệ thống âm thanh âm trần và bạn có thể đưa vào sử dụng ngay. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết cho từng bước 1 để hiểu các bước lắp loa âm trần như thế nào và yêu cầu của từng bước ra sao. Nếu bạn muốn học cách lắp loa âm trần và tự lắp thì chung ta chỉ cần theo đúng từng bước dưới đây là được.

Bước 1: Ấn định từng vị trí lắp đặt loa

Vì loa âm trần được gắn lên trần nhà nên chúng ta cần xác định vị trí nào có thể gắn được và phù hợp. Nhưng công đoạn này sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chúng ta đã có một bảng thiết kê chi tiết các vị trí lắp loa.

An-dinh-vi-tri-thiet-ke
Ấn định vị trí thiết kế

Chúng ta chỉ cần dựa vào vị trí trên bản thiết kế và đánh dấu vào các vị trí tương ứng để các bước sau tiến hành lắp vào đó là xong.

Bước 2: Khoét lỗ ở từng vị trí đã ấn định

Các thiết bị và công cụ nhất định phải có để chúng ta có thể khoét lỗ lắp loa là:

  • Hệ thống các thiết bị cần lắp như : loa , amply, dây dẫn,..
  • Các công cụ cần để khoét:  Khoan tường, băn dính dán, kéo, kìm,…

Đã đầy đủ các thiết bị rồi chúng ta sẽ tiến hành khoét theo đúng hình dạng của chiếc loa để đưa loa cố định trên tường. Thông thường các lỗ khoét sẽ hình tròn.

Can-du-dung-cu-va-tu-the-dung-an-toan-khi-lap-dat-he-thong-loa-am-tran
Cần đủ dụng cụ và tư thế đứng an toàn khi lắp đặt hệ thống loa âm trần

Cần lưu ý vị trí và tư thế đứng để khi tiến hành khoét và lắp đặt sẽ an toàn cho cả người lắp đặt lẫn thiết bị cần lắp đặt.

Các bước trong quá trình khoét lỗ:

1- Di chuyển tuối vị trí cần khoét lỗ

2- Ốp khuôn của loa âm trần lên để chúng ta biết kích thước ứng với loa

3- Dùng bút hoặc dao dọc giấy đánh dấu lại

4- Dùng cưa cưa theo các đường đã được đánh dấu ở bước 3

Các lưu ý với lỗ khét :

  • Khoét rộng hơn bán kính của loa khoảng 5 mm để khi lắp đặt sẽ dễ dàng hơn.
  • Nếu vị trí khoét mắc phải xương trần thạc cao thì chúng ta chỉ cần cắt phần ương đó đi là xong.

Bước 3: Phủ dây cho toàn bộ các vị trí loa được ấn định

Sau khi chúng ta đã khoét hết tất cả các lỗ để đặt các loa âm trần thì bước tiếp theo là đi dây, có nghĩa là đưa các dây tới tất cả các vị trí lắp loa để sau chúng ta nối về amply nhận tín hiệu.

Khi đưa dây, ta sẽ đưa dây ra vị trí xa nhất so với amply sau đó mới đưa dần về các vị trí gần hơn. Làm như vậy sẽ đảm bảo chiều dài cho toàn bộ hệ thống dây, tránh chồng chéo và dùng nhiều dây quá mức cần thiết.

 

Dua-day-can-day-du-va-giua-duoc-tinh-tham-my-cho-khong-gian
Đưa dây cần đầy đủ và giữa đươc tính thẩm mỹ cho không gian

Sau khi dây tới được từng lỗ khoét lắp loa, chúng ta sẽ để xuống dưới lỗ khoảng dây tầm 50-60 cm để tiện cho quá trình nối dây và loa âm trần sau, tránh để quá ngắn sau việc nối mạch với loa sẽ khó khăn.

Đối với các trần thạch cao liền không thể hoặc cực khó đi dây bên trên mặt trần mà phải bên dưới mặt trần thì chúng ta cần có ống gel để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.

Bước 4: Đấu loa với dây và tiến hành lắp đặt loa lên trần

Trước tiên chúng ta sẽ đấu dây dẫn với loa. Loa sẽ có hai cực là cực dương và âm, chúng thường có màu đỏ và trắng. Dây loa cũng như vậy sẽ có mày đỏ và trắng tương ứng để chúng ta đấu nối. Bạn hãy đấu chuẩn như vậy để sau dễ phân biệt và không gặp sai sót gì trong quá trình đấu dây với amply nhé.

Dau-day-voi-cac-loa-va-dau-cac-cuc-va-mau-phu-hop-voi-nhau
Đấu dây với các loa và đấu các cực và màu phù hợp với nhau

Sau khi đã đấu điện xong cho loa chúng ta sẽ lắp loa lên trần. Các loa có chân kẹp thường lắp dễ dàng hơn và chỉ cần tay không cũng đã có thể lắp chắc chắn. Đối vối các loa có chân vít thì chúng ta chỉ cần dùng tu-vít để xoay cho cho chân vít cố định trên tường thạch cao là đã hoàn thành.

Bước 5: Đấu loa về amply và kiểm tra toàn hệ thống

Loa âm trần có 2 cực là cực dương (+) thường là dây màu đỏ và cực âm (-) thường là dây mày trắng. Tương ứng với đó thì ampy cung cấp nguồn cũng sẽ có đầu vào để nối là cổng công suất lớn, công suất nhỏ và cổng COM. Ví dụ một chiếc amply có các nút đấu là 100 V, 70V và cổng COM.

  • Cực âm của loa(-) sẽ đấu vào cổng COM
  • Cực dương của loa (+) sẽ đấu vào nút 100V nếu muốn công suất của loa sẽ là lớn nhất
  • Cực dương của loa (+) sẽ đấu vào nút 70V nếu muốn công suất của loa sẽ bé hơn và chỉ bằng 1 nửa
Noi-dung-cac-cuc-cua-loa-voi-amply-de-chay-he-thong
Nối đúng các cực của loa với amply để chạy hệ thống

Sau khi đã đấu xong tất cả, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp trên toàn hệ thống xem âm thanh ra đã chuẩn chưa hay có loa nào không chạy, loa nào âm không tốt không để chúng ta điều chỉnh.

Kiem-tra-am-thanh-truyen-tai-sau-khi-da-lap-dat-xong-he-thong-loa-am-tran
Kiểm tra âm thanh truyền tải xem cách lắp đặt loa âm trần đã đạt tiêu chuẩn chưa

Khi tiến hành xong bước kiểm tra, coi như bạn đã lắp đặt xong hệ thống loa âm trần và có được một hệ thống âm thanh âm trần hoàn hảo cho không gian của mình.

Quy trình và cách lắp loa âm trần như vậy sẽ đảm bảo cho bạn về cả tính an toàn, thẩm mỹ và sử dụng lâu dài cho hệ thống âm thanh của bạn.

Hiện tại Lạc Việt Audio đang có đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm đã thi công lắp đặt loa âm trần cho rất nhiều các đơn vị lớn và cả những không gian kinh doanh nhỏ. Nếu bạn cần những người lắp đặt có tâm, đảm bảo chất lượng nhất hãy liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ.

MR. Tài 0982 655 355