Loa âm trần là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các siêu thị, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,… hay ngay cả tại các gia đình hiện nay. Chúng đem lại những trải nghiệm mới cho người dùng với chất lượng âm thanh đỉnh cao. Vậy làm thế nào để thiết kế,thi công lắp đặt hệ thống loa âm trần chuẩn nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc.

Tại sao nên lắp đặt hệ thống loa âm trần
Những ưu điểm khi lắp đặt hệ thống loa âm trần:
- Âm thanh phù hợp sử dụng cho các quán cà phê, bệnh viện, trường học, các hệ thống siêu thị… vì nó nhẹ nhàng, không gây khó chịu cho người nghe.
- Loa âm trần ngày càng được tích hợp nhiều tính năng công nghệ, đem lại sự tiện ích tuyệt vời cho người dùng
- Hệ thống loa âm trần không chỉ đem tới cho người dùng trải nghiệm đỉnh cao về âm thanh mà còn có thiết kế rất bắt mắt. Bạn không còn lo lắng về việc dây dẫn lằng nhằng gây mất mỹ quan chung.
- Giá thành hợp túi tiền với người sử dụng. Để lắp đặt loa âm trần bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu là đã có thể sở hữu em nó rồi.
Hệ thống loa âm trần gồm những thiết bị gì?
Một hệ thống loa âm trần chuẩn gồm 4 thiết bị chính đó là: Loa âm trần, thiết bị phát nhạc, amply và các linh kiện phụ trợ. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết mỗi thiết bị để hiểu hơn về hệ thống loa âm trần chuẩn là như thế nào nhé!
1. Bộ loa âm trần
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống loa âm trần, chúng có nhiệm vụ phát ra âm thanh tới tai người nghe, người sử dụng. Bộ loa âm trần thường có thiết kế hình tròn đặc trưng để có thể dễ dàng lắp đặt trên tường nhà, trần thạch cao.
Loa âm trần có rất nhiều mức công suất khác nhau cho người dùng lựa chọn như 3W, 6W, 15W,… tuy nhiên có thể thấy, những bộ loa âm trần thường có công suất khá nhỏ, nếu muốn lắp đặt hệ thống loa âm trần cho những không gian lớn thì cần phải sử dụng kết hợp nhiều bộ loa âm trần cùng lúc.
2. Thiết bị phát nhạc
Trong hệ thống loa âm trần thì thiết bị phát nhạc (nguồn phát nhạc) có vai trò quan trọng không kém những bộ loa âm trần. Vì sao ư? Nếu không có các tín hiệu từ htiết bị phát thì sẽ chẳng có âm thanh, tiếng nói, tiếng nhạc nào có thể phát ra từ loa âm trần cả. Hay nói cách khác, những bộ loa âm trần không thể tự phát nhạc được mà cần nhận tín hiệu âm thanh từ các thiết bị nguồn.
Nguồn phát nhạc ở đây chủ yếu là Laptop, máy tính bàn, điện thoại hay micro,… được kết nối với hệ thống loa âm trần thông qua các kết nối không dây như Bluetooth, sóng wifi hoặc qua các cổng nối.
Nói chung hệ thống loa âm trần ngày nay được tích hợp đa dạng các cổng kết nối khác nhau, cho phép người dùng có thể kết nối với bộ loa âm trần bằng nhiều cách, không giới hạn theo một cách cố định nào cả. Có thẻ nói ràng chúng cực kỳ thông minh và tiện lợi cho người dùng.
3. Amply
Như chúng ta đã biết, amply là một thiết bị có khả năng khuếch đại tín hiệu điện, khi các tín hiệu âm thanh từ nguồn hát, micro phát ra sẽ được amply xử lý và phát ra. Chúng giúp đáp ứng tối đa nhu cầu thưởng thức âm thanh của con người.
Đối với thiết kế, lắp đặt hệ thống loa âm trần thì amply cũng là một thiết bị cần thiết. Tuy nhiên, hệ thống loa âm trần thường có công suất khá nhỏ nên khi lựa chọn amply cho hệ thống này thì bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh việc không phù hợp rồi dẫn đến cháy hỏng cho các thiết bị.

4. Các linh kiện phụ trợ
Bất kỳ một hệ thống nào ngoài những thiết bị chính cũng có những thiết bị phụ trợ. Hệ thống loa âm trần cũng vậy. Các phụ kiện cần thiết khi thi công lắp đặt hệ thống loa âm trần thường gồm các dây dẫn,chiết áp,… Chúng không chỉ giúp hệ thống hoàn chỉnh hơn mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng âm thanh của hệ thống.
Một lưu ý quan trọng khi lựa chọn các linh kiện khi lắp đặt loa âm trần đó là chúng phải phù hợp với nhau. Nhất định không được phối theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” vì như vậy sẽ không đảm bảo được chất lượng âm thanh của hệ thống loa âm trần.
Thiết kế hệ thống loa âm trần như thế nào là đạt chuẩn
Để thiết kệ một hệ thống loa âm trần đạt chuẩn, bạn cần đảm bảo sự tính toán kỹ lưỡng theo các yếu tố sau. Các yếu tố này đặc biệt bạn cần áp dụng khi lắp đặt combo loa âm trần.
Chiều dài dây dẫn
Có một thực tế, khi thiết kế hệ thống loa âm trần, bạn không cần sợ chiều dài dây dẫn sẽ ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu. Vì thứ nhất, đối với các cáp ngắn chạy trở kháng thấp PA là chấp nhận được. Thứ hai, đối với dây dài hơn chạy từ thông thường bộ khuếch đại công suất cho loa ohm thấp (ví dụ hi-fi) dẫn đến suy giảm chất lượng âm thanh lớn do điện trở mất điện trong nhiệt (luật I2R).
Để giảm tổn thất từ chiều dài dây cáp, chúng ta có thể sử dụng những dây có kích thước lớn hơn (tuy nhiên với những trường hợp dây dài 100m trở lên thì điều này lại không phải giải pháp tốt). Vì thế mà trong hệ thống loa âm trần, để giảm thiểu tổn thất này, người ta đã xử lý bằng cách tăng điện áp trạm nguồn, bộ khuếch đại lên và ở đầu kia của loa sử dụng biến áp bước xuống để cung cấp điện áp chuẩn cho bộ loa âm trần.
Các thông số kỹ thuật
Khi thiết kế hệ thống loa âm trần thì bạn không thể bỏ qua việc tính toán các thông số kỹ thuật của chúng được. Các thông số kỹ thuật là những thông số cực kỳ quan trọng giúp ta xác định được độ tương thích của các thiết bị trong hệ thống cũng như đánh giá được chất lượng âm thanh của hệt hống sắp thi công lắp đặt.
Những thông số kỹ thuật cần quan tâm ở đây bao gồm: Tín hiệu cân bằng, BGM, Decibel (dB), độ méo tiếng, phản hồi (PA), phản hồi thường xuyên, xếp hạng IP, mức áp suất âm thanh (SPL) và Phantom Power (hay còn gọi là +48V).
Diện tích phòng lắp đặt
Một yếu tố quan trọng khác nữa mà bạn cần quan tâm khi thiết kế hệ thống loa âm trần là diện tích không gian lắp đặt. Như bạn cũng đã biết diện tích và công suất loa cần có sự phù hợp thì chất lượng âm thanh cho ra mới đạt được sự hoàn hảo.

Ví dụ, đối với các phòng nhỏ như phòng ngủ, phòng họp nhỏ thì chỉ cần lắp một bộ loa âm trần có công suất nhỏ là vừa đủ để âm thanh lan tỏa khắp căn phòng. Còn đối với các nơi rộng như nhà hàng, bệnh viện, siêu thị thì không những phải chọn những bộ loa âm trần có công suất lớn hơn mà còn phải tính toán đủ số lượng loa trong hệ thống để đảm bảo người nghe có thể nghe được dễ dàng những âm thanh phát ra.
Hướng dẫn cách lắp đặt loa âm trần
Sau khi đã thiết kế hệ thống loa âm trần và tính toán được các số lượng, các thiết bị cụ thể, ta sẽ tiến hành lắp đặt loa âm trần. Thông thường sẽ tiến hành lắp đặt theo 5 bước sau:
Bước 1: Lựa chọn vị trí lắp loa âm trần
Khi thiết kế hệ thống loa âm trần chắc chắn bạn đã cần xác định mình sẽ lắp đặt loa âm trần ở đâu rồi. Giờ chỉ cần tiếng hành lắp mà thôi. Ngoài ra, khi thiết kế hệ thống bạn cũng nên xem xét về tính thẩm mỹ của vị trí lắp đặt.
Bước 2: Khoét lỗ lắp đặt loa âm trần
Đây là bước khá quan trọng trong giai đoạn lắp đặt, bạn cần đánh dấu và khoét các lỗ để lắp loa. Chú ý là mọi thứ cần thật chính xác để không phải khoét nhiều lần gây tốn thời gian và làm xấu căn phòng.
Bước 3: Đi dây cho hệ thống loa âm trần
Sau khi thực hiện xong việc khoét lỗ, lắp đặt loa âm trần, bạn cần đi dây để hệ thống loa âm trần có thể hoạt động được. Tùy vào tình hình thực tế của căn phòng để tìm cách đi dây cho đơn giản nhé! Bạn có thể dùng que dài hoặc dài buộc dây vào đầu để đi từ từ. Lưu ý khi thực hiện đi dây là không nên để dây chạy dọc, song song với dây điện vì nó sẽ khiến hệ thống loa âm trần bị nhiễu.
Bước 4: Tiến hành lắp đặt loa âm trần lên trần nhà
Có hai cách lắp loa âm trần đó là lắp nối tiếp hoặc lắp song song. Hiện nay thì cách lắp đặt loa âm trần theo kiểu song song được mọi người sử dụng nhiều hơn do loa âm trần có trở kháng cao.
Bước 5: Ghép loa với amply, kiểm tra hệ thống loa âm trần
Khi thực hiện thao tác đấu loa về amply bạn cần chú ý nối đúng cực. Cuối cùng là hãy bật một bài nhạc lên để kiểm tra hệ thống loa âm trần sau khi hoàn thành công tác lắp đặt.
Top 3 hệ thống loa âm trần hay được thiết kế, lắp đặt tại Việt Nam
Hệ thống loa âm trần BOSE
Bose đã là một thương hiệu quá nổi tiếng trên thị trường khi cung cấp tới người dùng những hệ thống loa âm trần cao cấp, chất lượng. Có rất nhiều dự án lớn nhỏ tại Việt Nam đã lắp đặt hệ thống loa âm trần Bose vì chúng hiện đại, tích hợp nhiều công nghệ hàng đầu, đáp ứng được tối đa các nhu cầu của khách hàng.

Hệ thống loa âm trần OTB
Hệ thống loa âm trần OTB cũng được khá nhiều người ưa chuộng nhờ sự linh hoạt trong chính sách giá, sản phẩm. Hãng sẵn sàng thêm một số chức năng cho sản phẩm mà giá bán không đổi.
Hệ thống loa âm trần TOA
Là hãng loa công nghệ tới từ đất nước mặt trời mọc có mặt lâu đời nhất tại Việt Nam nên cũng không khó hiểu khi có rất nhiều công trình lắp đặt loa âm trần của hãng này. Hệ thống loa âm trần TOA không chỉ đem tới cho người dùng chất lượng âm thanh đỉnh cao mà còn có thiết kế vô cùng bắt mắt, ấn tượng, phù hợp với nhiều kiểu công trình kiến trúc khác nhau.
Một số hình ảnh thiết kế hệ thống loa âm trần cho các dự án cụ thể





Những lưu ý khi thiết kế, lắp đặt hệ thống loa âm trần
Mục đích cuối cùng mà chúng ta hướng tới sau khi lắp đặt loa âm trần đó là hệ thống hoạt động tốt, cho ra chất lượng âm thanh hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bản thân. Để đạt được điều đó thì bạn cần thực sự qua tâm tới các lưu ý sau đây khi thiết kế, lắp đặt loa âm trần.
- Lắp đặt loa âm trần phù hợp về công suất: Để tránh tối đa các trường hợp âm thanh quá lớn gây chói tai người nghe hoặc quá nhỏ không nghe được gì thì lúc thiết kế hệ thống loa âm trần hãy chắc chắn bạn lựa chọn bộ loa âm trần có côgn suất phù hợp với diện tích sử dụng.
- Nên chọn các thiết bị cùng thương hiệu để lắp đặt loa âm trần: Nhiều bạn cho rằng điều này là không thực sự cần thiết lắm, nhưng thực tế cái gì dùng theo bộ cũng tốt hơn. Vì thế nên chọn những thiết bị cùng hãng để lắp đặt với loa âm trần, như vậy sẽ giúp hạn chế tối đa những lỗi hệ thống cũng như phát huy được hết tất cả các ưu điểm bổ trợ lẫn nhau.
- Không lạm dụng hệ thống loa âm trần: Khi lắp đặt loa âm trần là bạn đã xác định mục đích của nó là để phát nhạc hoặc thông báo thôi. Tránh lạm dụng chúng để hát karaoke vì rất dễ gây hỏng hóc cho hệ thống.
- Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín: Để có một hệ thống loa âm trần chất lượng thì việc lựa chọn cơ sở cung cấp là vô cùng quan trọng. Trên thị trường có rất nhiều đại lý buôn bán mà không quan tâm tới khách hàng, cung cấp những sản phẩm hàng giảm, hàng nhái. Chính vì vậy mà trước khi mua, bạn cần xem xét thật kỹ và lựa chọn những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, được nhiều người lựa chọn để mua.
Trên đây là bài viết mà Lạc Việt Audio đã chia sẻ về cách thiết kế hệ thống loa âm trần chuẩn cũng như cách lắp đặt loa âm trần sao cho đúng. Mong rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để bạn có thể áp dụng khi lựa chọn lắp đặt loa âm trần cho không gian của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay bạn muốn lắp đặt hệ thống loa âm trần, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn tận tình nhất.