Nhu cầu lắp đặt các hệ thống loa âm trần ngày càng lớn vì chúng vừa phục vụ được nhiều mục đích của người sử dụng cũng như tiết kiệm không gian và làm tăng mỹ quan chung cho căn phòng. Vậy cách đấu loa âm trần như thế nào là chuẩn? Có những cách đấu nào và nên giữ khoảng cách giữa hai 2 loa âm trần là bao nhiêu thì phù hợp? Cùng tìm hiểu qua các hướng dẫn dưới đây!

Các dụng cụ cần thiết khi đấu loa âm trần
Khi thực hiện lắp đặt, đấu nối loa âm trần hay bất cứ dòng loa nào khác như loa hội trường, loa karaoke gia đình,… thì không thể thiếu các dụng cụ hỗ trợ được. Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như:
- Kéo, băng dính
- Dây thít
- Dây loa
- Que dài hoặc sào
- Thang chữ A
- Khoan, bút điện
Các cách đấu loa âm trần
Để đấu loa âm trần bạn có thể áp dụng 3 cách đấu nối đó là: Đấu loa âm trần song song, đấu loa nối tiếp hoặc đấu kết hợp nối tiếp và song song. Để hiểu rõ hơn về các phương pháp đấu loa âm trần này, hãy cùng đi vào chi tiết từng cách một.
1. Cách đấu loa âm trần nối tiếp
Khi học cấp 2, chúng ta đã được làm quen với cách mắc điện trở nối tiếp, song song và thực hành, tính toán với chúng. Ở đây cũng vậy, đấu loa âm trần nối tiếp tức là những chiếc loa âm trần sẽ được nối thành hàng với nhau, cực âm của loa này sẽ được nối với cực dương của loa kia, cứ nối như vậy cho đến khi hết loa thì thôi. Tham khảo sơ đồ minh họa cách đấu loa âm trần nối tiếp dưới đây:

Ưu điểm của cách đấu loa âm trần nối tiếp là dù một trong những loa của hệ thống gặp vấn đề, trục trặc thì các loa khác vẫn có khả năng hoạt động bình thường.
Khi đấu loa âm trần nối tiếp, trở kháng tương đương của toàn hệ thống là Z = Z1 + Z2 +…+ Zn. Do vậy, khi ghép nối tiếp các loa nhỏ với nhau sẽ cho ra được công suất lớn hơn. Nhưng bạn cần lưu ý trở kháng không được nhỏ dưới 2 Ohm.
Nhìn chung cách đấu loa âm trần nối tiếp được sử dụng phổ biến hiện nay vì cách lắp đặt đơn giản, không tốn quá nhiều linh kiện ghép nối cũng như tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian lắp đặt. Loa âm trần cần mắc nối tiếp, nhưng khi nối tiếp thì bạn cần các dòng amply cho loa âm trần chuyên dụng vì khi này công suất của nó rất khác nhau.
2. Cách đấu loa âm trần song song
Khi có từ hai loa âm trần trở lên, chúng ta có thể sử dụng phương pháp này. Đối với cách đấu loa âm trần song song, thay vì nối cực trái dấu với nhau như cách đấu nối tiếp thì sẽ thực hiện đấu nối các cực cùng dấu với nhau. Theo đó, cực âm của loa âm trần này sẽ được nối với với cực âm của các loa âm trần khác, chi tiết mô tả các đấu loa âm trần song song như trên sơ đồ.

Dù đấu loa âm trần theo phương pháp song song hay nối tiếp thì đều cho ra hệ thống âm thanh chuẩn nhất, tuy nhiên với cách đấu song song thì sẽ tốn kém chi phí hơn và thời gian lắp đặt cũng mất nhiều hơn. Cách đấu song song này thường dùng cho loa âm trần bluetooth là chính.
3. Cách đấu loa âm trần kết hợp nối tiếp và song song
Phương pháp này rất phù hợp với những hệ thống lớn như tòa nhà, chung cư, nhà xưởng hay khu công nghiệp. Cách đấu loa âm trần kết hợp cả nối tiếp và song song sẽ phát huy được hết những ưu điểm của hai phương pháp trên. Bạn có thể tham khảo sơ đồ đấu loa âm trần theo cách này như hình dưới đây:

Với 3 cách đấu loa âm trần phía trên, bạn có thể dễ dàng xác định được nên lựa chọn cách lắp loa âm trần nào cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng như điều kiện kinh tế của bản thân. Ví dụ, bạn kinh doanh một quá trà chanh nhỏ chỉ cần lắp 3 loa mà bạn đang bị eo hẹp kinh tế thì nên lựa chọn cách lắp đặt loa âm trần theo kiểu nối tiếp. Còn nếu bạn đang cần thực hiện dự án cho cả một tòa nhà mấy chục tầng thì việc sử dụng cách lắp đặt loa âm trần theo phương pháp kết hợp nối tiếp và song song là cần thiết. Cách đấu này có thể dùng với các loại loa âm trần wifi.
Khoảng cách giữa hai loa âm trần bao nhiêu là phù hợp
Nhiều khách hàng đắn đo không biết khi lắp đặt loa âm trần thì khoảng cách giữa hai loa bao nhiêu là phù hợp. Thực tế không có một quy định chuẩn nào về khoảng cách giữa hai loa âm trần cả, nó còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa như: Độ cao của trần, mục đích sử dụng hay loa âm trần công suất lớn hay không và diện tích không gian bạn lắp đặt.
Với mục đích thông báo: Khoảng cách giữa hai loa âm trần từ 9-12m là phù hợp, khi đó âm thanh của loa phát ra có thể lan tỏa đều trong không gian rộng từ 80-145m2 (như cách lắp đặt loa âm trần ở siêu thị bạn có thể quan sát dễ dàng)

Với mục đích phát nhạc: Hiện nay thì loa âm trần được lắp đặt chủ yếu là phục vụ cho mục đích này. Từ các quán cà phê lớn nhỏ, nhà hàng, của hàng tiện lợi,… đều sử dụng loa âm trần. Để xác định được khoảng cách giữa hai loa âm trần cho phù hợp thì cần xét thêm cả về độ cao của trần:
- Với độ cao trần thấp hơn 2.5m thì khoảng cách giữa hai loa âm trần nên là 5m. Tất nhiên bạn có thể xê dịch con số này đi một chút vì còn tùy vào tình hình thực tế, nhưng hãy đảm bảo nó dao động xung quanh 5m để đạt được chất lượng âm thanh như mong muốn. Khi này, vùng phủ âm thanh của loa phù hợp với diện tích 25m2.
- Với trần có độ cao từ 2.5m – 4.5m, nên để khoảng cách giữa hai loa âm trần là 6m, lúc đó vùng phủ thanh của loa sẽ phủ rộng một điện tích khoảng 35m2.
- Còn với trần có độ cao hơn hẳn từ 4.5m – 15m thì khoảng cách giữa hai loa âm trần nên đặt trên dưới 9m, như vậy sẽ đảm bảo được vùng phủ của loa đạt khoảng 80m2 cũng như đem tới chất lượng âm thanh đạt chuẩn.
Những lưu ý về cách lắp loa âm trần bạn cần biết
Để bảo vệ loa âm trần của bạn và đạt được chất lượng âm thanh hoàn hảo như mong muốn thì ngoài biết cách lắp đặt loa âm trần ra, bạn cần đặc biệt chú ý tới các điểm sau:
- Tránh việc đấu nhầm dây vào cổng COM của các loa vì nó sẽ dẫn tới tình trạng chậm tín hiệu của các loa âm trần.
- Tuyệt đối không lắp loa âm trần vào dàn karaoke vì có thể làm loa âm trần bị chập, cháy do quá tải công suất.
- Không đấu quá nhiều loa âm trần vào cùng một dây vì khiến công suất tiêu hao, loa âm thanh kém vì không đủ công suất sử dụng.
- Tránh đấu loa âm trần ở những nơi có nước, chất hóa học.
- Cuối cùng là nên đấu loa âm trần cùng hãng với nhau, cũng ít ai mắc phải lỗi này nhưng vẫn nên lưu ý vì khi đấu loa âm trần khác hãng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của toàn bộ hệ thống, nhiều khi chúng không phù hợp dẫn tới không hoạt động hoặc trục trặc, hỏng sau đó.

Trên đây là toàn bộ những gì mà Lạc Việt Audio muốn chia sẻ với các bạn về cách đấu loa âm trần, các phương pháp đấu và giải đáp thắc mắc khoảng cách giữa hai loa âm trần bao nhiêu là đủ. Mong rằng với kiến thức của bài viết có thể giúp bạn nắm chắc cách lắp đặt loa âm trần để có thể tự tính toán giải pháp cho công trình của mình. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích nhé!