Xin chào các bạn, khi nói đến loa phát thanh thì hình ảnh đầu tiên suất hiện trong đầu bạn là gì nào? Riêng với mình thì hình ảnh những chiếc loa phát thanh được gắn trên những cột bê tông, trên những cành cây hay trên cột điện gắn bó với tuổi thơ của mình và rất nhiều thế hệ trước nữa.
Liệu các bạn có thắc mắc rằng bây giờ – thời đại 4.0 này thì hình ảnh loa phát thanh hay loa phát thanh khác so với ngày xưa thế nào không? Hãy cùng mình tìm kiếm những sự khác biệt này nhé!
Hình ảnh loa phát thanh ngày ấy
“Đây là đài tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội, Thủ Đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,…” . Một câu dẫn quen thuộc khiến chúng ta quay trở về tuổi thơ với hình ảnh chiếc loa phát thanh xưa cũ treo lủng lẳng trên cây cột điện sát đầu đường ở thôn quê đông đúc.
Đây là một trong những phần kí ức hào hùng mà tôi cảm thấy được khi nghĩ về những ngày tuổi thơ ấy. Thông thường cứ 5 giờ sáng là đài tiếng nói Việt Nam sẽ phát trực tiếp qua loa phát thanh với những bài hát có giai điệu cuốn hút người dân xung quanh.
Thông thường trước khi bắt đầu một chương trình sẽ có câu dẫn là ” chương trình phát thanh,..” chứ sẽ không nói ” buổi phát thanh…” như bây giờ. Loa phát thanh sẽ phát 3 ca/1 ngày: 5 đến 7 giờ, 11 đến 12 giờ 30, 17 giờ 30 đến 22 giờ là ngừng.
Một điều đặc biệt nữa khi nhắc đến hình ảnh loa phát thanh thời bấy giờ, nhất là vào những năm chiến tranh khốc liệt nhân dân ta đang bị đế quốc Mỹ xâm lược thì những chiếc loa phát thanh không chỉ là phát giai điệu tươi vui hay là những thông báo đơn giản mà đó là những âm thanh báo động có máy bay địch hay còn gọi là báo động phòng không. Không có lịch cố định mà được thực hiện vào những lúc máy bay địch ở gần, chuẩn bị xâm phạm hoặc đang bay vào không phận của tỉnh, thành phố với nội dung “Đồng bào chú chú! Đồng bào chú ý, máy bay địch sắp (đang) bay vào không phận tỉnh ta. Đồng bào nhanh chóng xuống hầm chú ẩn. Các lực lượng phòng không sẵn sang chiến đấu, quyết tâm bắn rơi máy bay địch”.
Chỉ là một chiếc loa phát thanh bình thường nhưng vào thời chiến tranh khốc liệt vào những năm đầu của chiến tranh cho đến tận cuối năm 1972 thì hình ảnh những chiếc loa phát thanh lại làm nhiều người thế hệ U70, U80 những kí ức hào hùng về lịch sử dân tộc ta.
Còn đặc biệt hơn nữa khi hình ảnh chiếc loa phát thanh không chỉ dừng ở đấy mà nó đã băng qua thời kì khói lửa đấy để tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong thời kì hòa bình, đất nước đang phát triển ngày nay.
Hình ảnh chiếc loa phát thanh ngày nay
Ngày nay những chiếc loa phát thanh được sử dụng với công dụng chính là truyền thông tới người dân những thông tin khẩn hay những thông báo mới của xã-phường để người dân nắm được tình hình và triển khai kế hoạch.
Hình ảnh những chiếc loa phát thanh bây giờ cũng hiện đại hơn rất nhiều và được thiết kế với những hệ thống hiện đại hơn gồm những amply karaoke hay những cục đẩy công suất thế hệ mới đem đến chất lượng âm thanh rõ ràng và chân thực hơn.
Nhưng một điều khác biệt nữa là loa phát thanh bây giờ không được phát nhiều như xưa nữa. Với công nghệ phát triển thời nay thì nếu muốn nghe nhạc có thể nghe nhạc trực tuyến bằng những thiết bị thông minh chứ không nhất thiết nghe nhạc qua loa phát thanh như ngày xưa nữa và cũng có nhiều hoạt động giải trí để nâng cao tinh thần của người dân hơn trước.
Thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Thời chiến tranh thì chỉ có tiếng bom tiếng đạn và những âm thanh hô hào chiến đấu của ông cha ta, nhưng nay Đất Nước đã được hưởng Hòa Bình nên chỉ còn nghe được tiếng còi xe, tiếng cười đùa của các bạn học sinh vui vẻ đến trường và thỉnh thoảng còn được nghe tiếng “nẹt bô” của những thanh niên náo loạn Hồ Gươm nữa. Nên việc không sử dụng loa phát thanh quá nhiều trong một ngày giúp đất nước giảm thiểu được khá nhiều tiếng ồn.
Ưu thế của loa phát thanh công cộng hiện nay
Loa phát thanh công cộng quen thuộc là loa nén hình phễu, mắc quay về hướng có nhiều người nghe. Thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt, rất phù hợp ngoài trời và công khai. Loa được chế tạo bằng kim loại không rỉ, bên ngoài phủ sơn tĩnh điện. Vì vậy loa phát thanh tự chống hao mòn và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Loa đem đến âm thanh lớn, rõ và chi tiết, hợp với việc thông báo trong không gian rộng. Chi phí không tốn kém so với các phương tiện truyền thanh khác. Loa truyền thanh phường thường là ở các cỡ công suất 10W, 15W, 25W, 30W.
Loa được treo trên các vị trí cao nhất trong làng mạc, như ngọn cột điện, bờ tường, nóc nhà. Vì vậy, người đang đi đường, ở trong lớp học, trên đồng ruộng, ở chợ… cũng đều nghe thấy nội dung truyền thanh qua từ loa và ứng xử kịp thời với các tình huống được thông báo trên loa.
Một số hình ảnh loa phát thanh được ngày nay
Chiến tranh đã đi qua, mất mát vẫn còn đấy nhưng Đất Nước ta đang ngày càng phát triển và lớn mạnh, hình ảnh loa phát thanh ngày xưa nhắc nhở chúng ta nhớ đến sự hy sinh của cha ông để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho những thế hệ sau này.
Sau đây sẽ là một vài hình ảnh đẹp của những chiếc loa phát thanh thời nay, mong rằng những hình ảnh đẹp này sẽ khiến các bạn càng thêm biết ơn thế hệ cha anh và trân trọng lịch sử của dân tộc ta.
![Loa phóng thanh DB-603 âm thanh chân thực Loa phóng thanh DB-603 âm thanh chân thực](https://vangsogiare.com/wp-content/uploads/DB-KS-603-01.jpg)
![Loa nén ITC T-710B thiết kế độc đáo Loa nén ITC T-710B thiết kế độc đáo](https://vangsogiare.com/wp-content/uploads/ITC-T-710B-01.jpg)
![Loa phát thanh ITC T-720B Loa phát thanh ITC T-720B](https://vangsogiare.com/wp-content/uploads/ITC-T-720B-01-1.jpg)
Lạc Việt Audio chuyên tư vấn – lắp đặt các thiết bị âm thanh chất lượng
Lạc Việt Audio tự hào với:
- 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh.
- Đội ngũ kĩ thuật có chuyên môn cao.
- Đầy đủ giấy tờ chứng thực sản phẩm nếu khách hàng yêu cầu.
- Bảo hành 2 năm cho quý khách.
- Cơ sở minh bạch, rõ ràng tại số 8 – Đặng Xuân Bảng – Hoàng Mai – Hà Nội
Nếu có bất kì thắc mắc hay muốn tư vấn trong lĩnh vực âm thanh, đặc biệt là mua loa phát thanh để phát nhạc phát thanh thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình